Những lưu ý cần thực hiện khi khởi công xây dựng nhà năm 2017?

Nhắc nhở nhà thầu thực hiện nghiêm ngặt việc các công tác bao che, che chắn công trình, trang bị bảo hộ lao động cho người trực tiếp tham gia thi công

Khởi công xây dựng có nghĩa là công việc xây dựng căn nhà của bạn đã bắt đầu, hầu hết công việc sẽ do nhà thầu thực hiện trong thời gian này, tuy nhiên bạn phải cần làm các công việc phụ trợ gì để cho công trình được xây dựng suôn sẻ trên cương vị là chủ đầu tư – người sẽ đưa ra hầu hết các yêu cầu cho nhà thầu chấp hành thực hiện mang lại kết quả cao nhất phục vụ cho bạn.

Bạn không cần am tường mọi việc tiểu tiết trong khâu tổ chức xây dựng vì việc này là của nhà thầu, bạn đã bỏ tiền ra thuê những người đủ chuyên môn để thực hiện cho bạn rồi, song nắm được cơ bản khâu chuẩn bị ban đầu sẽ giúp bạn đưa ra các yêu cầu chính xác và cần thiết để nhà thầu thực hiện công việc một cách tốt hơn, mang lại lợi ích cho chính các bạn – là chủ đầu tư, người sử dụng công trình cuối cùng.

Trước khi tiến hành công việc đầu tiên bạn cần bàn bạc, thảo luận những lưu ý cần thực hiện khi khởi công xây dựng nhà và đưa ra yêu cầu cơ bản cho nhà thầu, đó là:

– Yêu cầu nhà thầu đánh giá rủi ro trong công tác tháo dỡ, di dời công trình cũ (nếu có) để có giải pháp tháo dỡ an toàn phù hợp với điều kiện xung quanh công trình của bạn.

– Xác minh hiện trạng với các công trình lân cận có tường tiếp xúc trực tiếp với công trình của bạn nhằm có giải pháp phòng ngừa ảnh hưởng cũng như đánh giá được chính xác mức độ ảnh hưởng (nếu có) nhằm qui kết trách nhiệm và bồi thường cho bên bị ảnh hưởng để không mất tình cảm láng giềng, việc này quan trọng vì khi xây dựng xong các bạn mới là người chung sống lâu dài với khu vực chứ không phải nhà thầu hay bất kì đơn vị thi công nào đang thực hiện công việc cho các bạn.

– Đánh giá khả năng ảnh hưởng lên công trình lân cận trong quá trình thi công móng, qua đó lựa chọn giải pháp thi công móng phù hợp, đảm bảo an toàn chịu lực công trình mà vẫn đảm bảo khả năng hạn chế ảnh hưởng lên công trình lân cận một cách tối đa, thường sử dụng linh hoạt giữa ba phương án thi công móng, đó là móng băng, móng cọc ép, móng cọc khoan nhồi. Phân tích và lựa chọn một trong ba giải pháp phù hợp với qui mô công trình mà vẫn đảm bảo hạn chế ảnh hưởng lên công trình lân cận tối đa.

– Nhắc nhở nhà thầu thực hiện đầy đủ các thủ tục pháp lý với chính quyền địa phương trước khi tiến hành khởi công công trình nhằm tránh tình trạng bị cơ quan chức năng xử phạt nếu làm qua loa, đối phó việc chuẩn bị này.

– Nhắc nhở nhà thầu làm cổng rào, công trình tạm, nhằm đảm bảo an ninh cho công trình và an ninh cho khu vực suốt quá trình diễn ra việc thi công xây dựng

– Nhắc nhở nhà thầu thực hiện nghiêm ngặt việc các công tác bao che, che chắn công trình, trang bị bảo hộ lao động cho người trực tiếp tham gia thi công tại công trình và các trang bị cần thiết khác nhằm giảm thiểu và phòng ngừa ảnh hưởng ở mức tối đa lên công trình lân cận hoặc bất kì bên thứ ba nào. Đặc biệt lưu ý các biện pháp phòng ngừa cho tính mạng và tài sản con người vì môi trường thi công xây dựng luôn có nhiều rủi ro cần phòng tránh như hạn chế vật rơi từ trên cao, té ngã từ trên cao, an toàn trong công tác sử dụng điện thi công…

“Đầu có xuôi thì đuôi mới lọt”, các lưu ý dặn dò ban đầu bao giờ cũng cần thiết, không bao giờ thừa, từ chính cương vị chủ đầu tư các bạn phải có những yêu cầu, những mệnh lệnh để nhà thầu nghiêm túc thực hiện và phòng ngừa vì cuối cùng các bạn mới là người sử dụng và khai thác căn nhà do chính mình bỏ tiền đầu tư, các bạn sẽ không muốn có bất kì một vấn đề rắc rối nào dù lớn dù nhỏ do quá trình xây dựng gây ra làm ảnh hưởng đến mức độ hài lòng và tâm lý sử dụng công trình của chính mình.

Chúc các bạn thi công an toàn.

Trân trọng.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *