Các hư hỏng và biện pháp phòng tránh, sửa chữa nhà ở hiệu quả

Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Bốn mặt tường quanh giếng trời trên mái trước khi lợp tấm chống nước phải được tính toán thông thoáng cả bốn mặt,

Một số hư hỏng phố biến trong nhà ở mà các bạn cần biết để xử lý khắc phục hiệu quả cho từng tính huống gặp phải. Các hỏng hóc này thường không ảnh hưởng đến tuổi thọ khai thác sử dụng công trình, nó chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ, tâm lý sử dụng công trình của chính các bạn mà thôi, chỉ cần sửa chữa đúng cho từng trường hợp chắc chắn sẽ không có các vấn đề bất tiện lớn nảy sinh.

Trước khi đề cập đến những hỏng hóc thường gặp, Louis sẽ làm rõ với các bạn các hỏng hóc mà Louis muốn đề cập đến là các hỏng hóc nhỏ do lỗi kỹ thuật trong quá trình thi công hoàn thiện gây ra hay do lỗi thiết bị hoàn thiện gây ra, các hỏng hóc mang tính chất sự cố lớn như Nghiêng, Lún, Nứt nghiêm trọng chắc chắn công trình không thể bàn giao sử dụng để khai thác nên các sự cố thi công lớn chắc chắn phải tháo bỏ làm lại chứ không gọi là các hư hỏng thường gặp được. Louis quan niệm rằng thi công phần thô chắc chắn không thể mắc lỗi nghiêm trọng được, nếu có thì chỉ có một cách duy nhất là phá bỏ làm lại hạng mục hoặc toàn bộ công trình chứ không thể sửa chữa được trong các vấn đề nghiêm trọng như Lún móng, nghiêng công trình, răng nứt kết cấu nghiêm trọng do lỗi thiết kế, lỗi thi công gây ra không đảm bảo cho việc khai thác sử dụng.

Các hỏng hóc này là hỏng hóc nhỏ thường chỉ xuất hiện ở các hạng mục hoàn thiện trát tường, chống thấm, lỗi cho hệ thống cấp thoát nước, lỗi cho hệ thống điện mà thôi. Kết cấu khung nhà từ Móng, Cột, Dầm, Sàn bê tông chịu lực chắc chắn phải tuyệt nhiên không được có lỗi vì không thể sửa chữa, chắc chắn quá trình thiết kế và thi công phải tính toán cho đảm bảo an toàn, dư giả về khả năng chịu lực, hệ số an toàn trong thiết kế và thi công phải cực kỳ cao nhằm bù trừ được cho các lỗi kỹ thuật thi công nếu có thì công trình vẫn đảm bảo khả năng về mặt an toàn kết cấu vững chắc sử dụng lâu dài, chính vì vậy hệ số an toàn trong tính toán thiết kế và thi công ngành xây dựng luôn luôn cao hơn những ngành nghề chính xác khác. Nhà Louis xin giới thiệu đến các bạn các hư hỏng thường gặp và biện pháp phòng tránh, sữa chữa nhà ở

Các hư hỏng thường gặp và biện pháp phòng tránh, sửa chữa nhà ở

1/ Hiện tượng răn nứt tường:

– Nguyên Nhân:

+ Do hiện tượng co ngót trong môi trường nhiệt đới nóng ẩm: Vật liệu làm tường truyền thống từ gạch đất nung kết hợp với vữa xi măng có tính đàn hồi kém, giòn và dễ bị răn nứt trong quá trình giãn nở do chênh lệch nhiệt độ ngày – đêm, mưa – nắng, khí hậu nóng ẩm nhiệt đới ở nước ta là nguyên nhân chủ yếu gây ra các hiện tượng răn nứt chân chim cho bề mặt lớp trát tường, bên cạnh đó cũng không thể loại trừ khả năng do vật liệu sử dụng làm tường không sạch, bị lẫn nhiều tạp chất trong cát, trong nước sử dụng làm vữa xây trát. Do sự dãn nở theo nhiệt khác nhau giữa các vật liệu khác nhau, một nguyên nhân răn nứt tường thường thấy ở một số điểm tiếp xúc giữa tường xây với cột, tường với dầm bê tông, giữa tường với các khung lan can bảo vệ bằng thép, giữa tường với cửa, giữa tường với một số vật liệu trang trí khác…tất cả là do hiện tượng không đồng nhất trong quá trình co giãn do nhiệt gây ra giữa các loại vật liệu khác nhau.

+ Do kết cấu: Một số trường hợp răn nứt tường la do kết cấu của căn nhà gây ra, không nghiêm trọng đến mức kết cấu yếu làm ảnh hưởng đến tuổi thọ như nghiêng, sập, lún nứt nghiêm trọng song trong quá trình đầu móng công trình có sự ổn định lún móng nhỏ diễn ra trong những năm đầu tiên khi nền đất dưới móng đang được nén chặt thêm dưới tác động của tải trọng công trình và tiếp tục trong những năm tiếp theo sự ổn định móng vẫn đang tiếp tục song sự ổn định diễn ra với biên độ rất nhỏ, mắt thường không thể quan sát thấy tuy nhiên nó vẫn đang diễn ra, một tình huống khác cho hiện tượng này đó là nền đất dưới móng công trình trong mùa mưa và mùa khô nước ngầm thẩm thấu dưới nền đất công trình làm cho khả năng chịu lực của nền đất dưới móng cũng khác nhau trong mùa mưa và mùa khô, hiện tượng này diễn ra hầu hết ở dưới móng công trình nhưng không nghiêm trọng đến tuổi thọ sử dụng công trình, chúng gây ra các hiện tượng chuyển vị cho khung kết cấu nhà dẫn đến việc răn nứt ở các tiếp điểm giữa tường với cột, tường với dầm bê tông hoặc một số vết nứt tường xiên góc 45 độ. Trong trường hợp này khung kết cấu bê tông cốt thép vẫn chưa vượt quá khả năng chịu đàn hồi nên hầu như không thấy các hỏng hóc cho bê tông khung nhà, điều này nghĩa là kết cấu sử dụng căn nhà vẫn hoàn toàn bình thường. Một trường hợp đặc biệt của hiện tượng răn nứt tường tại vị trí tiếp xúc với bê tông dầm đó là thường thấy trong các nhịp dầm lớn thường > 5m độ đàn hồi của dầm nhịp lớn thường lớn hơn nhịp dầm nhỏ (thường nhịp dầm < 4m trở xuống), khi dầm bị đàn hồi trong quá trình chịu tải trọng sử dụng căn nhà gây ra các đàn hồi mắt thường không thể nhìn thấy rõ song nó cũng là nguyên nhân làm xuất hiện vết nứt giữa chân tường với mặt trên của dầm hay đỉnh tường và mép dưới dầm bê tông. Cả hai trường hợp trên đều không đáng ngại, hiện tượng này chỉ làm cho căn nhà mất thẩm mỹ và làm cho tâm lý sử dụng công trình bị ảnh hưởng song không quyết định đến tuổi thọ khai thác công trình mà khung kết cấu nhà chính gồm cột, dầm, sàn bê tông mới là những hạng mục quyết định vấn đề này, tường cũng chỉ làm nhiệm vụ bao che và ngăn cách không gian sử dụng chứ không phải làm nhiệm vụ chịu lực. - Biện pháp phòng ngừa: Trong quá trình thi công phần thô, trước khi trát tường nên sử dụng lưới kẽm đóng gia cố cho những chỗ tiếp xúc của tường gạch với dầm, cột bê tông, giữa tường với lanh tô cửa, giữa tường với các hệ thống ống luồn dây diện, nhằm tăng cường khả năng gia cố cho những vị trí dễ bị tổn thương trong quá trình giãn nở do nhiệt, giữa quá trình ổn định nền đất dưới móng công trình diễn ra trong những năm đầu tiên lớn. Đối với những nhịp dầm lớn phải tính toán và lựa chọn tiết diện dầm lớn tỉ lệ thuận theo chiều dài của nhịp dầm, tăng cường thép chịu lực trong dầm nhịp lớn hạn chế hiện tượng đàn hồi lớn để giảm thiểu hiện tượng răn nứt giữa tường với dầm. Kiểm soát và lựa chọn vật liệu cấu thành vữa xây trát tường sạch, ít tạp chất cũng góp phần cho việc hạn chế hiện tượng răn nứt tường. - Biện pháp khắc phục: Để khắc phục vết răn nứt tường thường có nhiều cách tùy vào mật độ và độ lớn vết răn nứt tường, Louis xin giới thiệu với các bạn biện pháp hiệu quả nhất đó là mở rộng vết nứt bằng cách cắt và đục bỏ lớt trát tường ngoài sau đó sử dụng hỗn hợp vữa xi măng trọn chung với hóa chất sika grout cường độ cao, chịu đàn hồi và bám dính đề hàn mặt vết nứt, sau đó sơn hoàn thiện lại tường. Biện pháp này hiệu quả cho việc gia cố vết nứt hạn chế nứt lại và hoàn thiện thẩm mỹ lại cho tường nhà. 2/ Hiện tượng thấm tường - Nguyên nhân: có ba nguyên nhân phổ biến gây ra hiện tượng thấm tường, thứ nhất do các vết răn nứt tường không được xử lý khắc phục dẫn đến hiện tượng nước mưa len vào các khe nứt thấm vào trong nhà, thứ hai do kỹ thuật sơn phủ chống thấm tường bị lỗi làm cho nước mưa có thể xuyên qua lớp sơn bảo vệ tường và thấm vào nhà, thứ ba là do khe tiếp xúc giữa hai nhà liền kế không được xử lý cách nước hoàn toàn làm cho nước mưa đọng vào khe tiếp xúc lâu ngày gây thấm cho cả hai nhà. - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Khi phát hiện vết nứt tường ngoài nhà phải tiến hành sửa chữa ngay, tránh tình trạng kéo dài nước có thể len vào khe nứt gây thấm tường rêu móc làm giảm tuổi thọ công trình cũng như gây mất thẩm mỹ. Trước khi tiến hành sơn phủ hoàn thiện tường ngoại thất cần sử dụng các loại sơn chống thấm gốc dầu và lăn phủ kín bề mặt tường ngoại thất nhằm tăng khả năng kháng nước giúp cho nước mưa không thể xuyên qua lớp sơn tường gây thấm vào trong. Khe tiếp xúc giữa hai nhà phải sử dụng biện pháp chống thấm bằng cách đổ bể tông bề mặt khe tiếp xúc giữa hai nhà kỹ và tạo dốc tốt đề khi nước mưa theo tường nhà đến gặp điểm tiếp xúc giữa hai tường đễ dàng tuột lên mái, lên sê nô của một trong hai nhà mà không rơi vào khe giữa hai tường không lối thoát và thẩm thấu vào phần tường chung giữa hai nhà, gây thấm cho cả hai. 3/ Thấm sàn: thường là các sàn mái lộ thiên, sàn sân thượng, sàn nhà vệ sinh: - Nguyên nhân: biện pháp chống thấm nhà thầu sử dụng cho trường hợp này không đảm bảo làm cho nước dễ dàng xuyên qua lớp gạch lát thấm xuống sàn bê tông gây giảm tuổi thọ sàn bê tông, ảnh hưởng thẩm mỹ sử dụng nhà. - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Tăng cường tuân thủ qui trình, trình tự và sử dụng đúng giải pháp chống thấm của nhiều công ty cung ứng hóa chất chống thấm trên thị trường có thể liệt kê như Sika Top Seal, Kova. Shelkote, Flinkote, ngoài ra còn có thể sử dụng các vật liệu chống thấm mới bền như nhựa Bitum, nhựa Composite kết hợp với sợi Cacbon. Nếu sàn đã bị thấm, phải tiến hành đục bỏ lớp gạch hoàn thiện, đục bỏ vữa, làm vệ sinh lại bề mặt sàn, vệ sinh sạch sẽ, khô ráo tiến hành xử lý chống thấm đúng qui trình nhà cung cấp sản phẩm chống thấm công bố sau đó mới hoàn thiện lại bề mặt sàn. 4/ Sàn nhà vệ sinh, sàn ban công, ô văng thoát nước chậm - Nguyên nhân: do sử dụng ống thoát nước nhỏ không phù hợp với diện tích sàn hoặc do quá trình lát gạch nền sàn tạo độ dốc yếu, không đảm bảo độ dốc để nước rơi xuống ống thoát nước nhanh dẫn đến hiện tượng đọng nước, nước trào ngược vào nhà - Biện pháp khắc phục và phòng ngừa: Sửa chữa hoặc thay thế hệ thống ống thoát nước đảm bảo đủ cho việc thoát nước nhanh chóng trên bề mặt các sàn sử dụng nước này. Tạo lại độ dốc lớn từ nơi nguồn nước xuất phát đến điểm thu nước nhằm tạo tốc độ dòng chảy lớn giúp tốc độ nước rơi vào phễu thu, vào ống nhanh giảm thiểu hiện tượng đọng nước, trào ngược nước vào nhà. 5/ Nứt trần thạch cao tại vị trí mí ghép giữa các tấm trần. - Nguyên nhân: phổ biến nhất là do hiện tượng co ngót do nhiệt và nguyên nhân do cự ly giữa các thanh xương chịu lực không đảm bảo, dẫn đến các tấm trần dễ bị tổn thương dưới tác động của nhiệt độ và các rung động đàn hồi trong quá trình khai thác sử dụng - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: sử dụng khung xương chịu lực dày, cứng, cự ly các thanh đảm bảo khoản cách theo khuyến cáo nhà sàn xuất, sử dụng các tấm lưới chuyên dụng và keo gia cố tại các mí ghép giúp tăng khả năng chống nứt cho các mí ghép này. 6/ Gạch ốp, gạch lát, đá tự nhiên trang trí bị bong tróc: - Nguyên nhân: chủ yếu là do kỹ thuật thi công, kế đến là do chất liệu vữa, keo dán không đảm bảo, không bám dính tốt với bề mặt gạch, đá ốp - Biện pháp phòng tránh và khắc phục: Đối với đá trang trí ốp tiều cảnh, thông tầng, mặt tiền nhà khi hỏng hóc bong tróc rất khó sửa chữa cần tuân thủ kỹ thuật thi công an toàn, sử dụng chất liệu keo dán chuyên dụng, kiểm tra bề mặt tường và độ ẩm trước khi tiến hành ốp trang trí. Đối với nền nhà đảm bảo keo dán gạch phải đầy bề mặt tiếp xúc với gạch, kiểm tra độ ẩm của bề mặt đang chuẩn bị lát nếu quá khô phải làm cho bề mặt sàn ẩm trước khi dán. Khuyến cáo hạn chế sử dụng gạch lát không rõ xuất xứ, có một số loại gạch của Trung Quốc trong thời gian gần đây thường xuất hiện hiện tượng dọp nền nhà, khuyến cáo nên sử dụng gạch ốp lát của các thương hiệu uy tín trên địa bàn thành phố như: Đồng Tâm, Thạch Bàn, Việt Ceramic, Bạch Mã gạch có xuất xứ từ Ấn Độ, hoặc Trung Quốc cao cấp, hạn chế sử dụng gạch giá rẻ bất thường nhập từ TQ. 7/ Hệ thống điện sử dụng không ổng định, dễ chập mạch, bật CB, bóng đèn dễ cháy. - Nguyên nhân: tính toán công suất sử dụng và tiết diện dây cấp nguồn chưa phù hợp, các điểm đấu nối tiếp xúc chưa tốt, thiếu ổn định dẫn đến các hiện tượng như nêu trên - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: rà soát khâu thiết kế, tính toán và kiểm tra lại toàn bộ thiết bị sử dụng điện để nâng tiết diện dây cấp nguồn lớn hơn, nâng cao hệ số sử dụng an toàn. Khí có hiện tượng thiếu ổn định, chập chờn, bóng đèn dễ cháy nên tiến hành đo dòng và dò toàn bộ các tiếp điểm đấu nối để tìm ra điểm đấu nối chưa tiếp xúc tốt để khắc phục, sửa chữa. 8/ Hệ thống cấp nước yếu, thoát nước chậm - Nguyên nhân: Không tiến hành thử áp trước khi đấu nối hệ thống - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: trước khi hành đấu nối, lắp đặt thiết bị, xây kín hộp gen, phải tiến hành thử áp để phát hiện các hiện tượng rò rỉ, thiếu áp trên cơ sở đó điều chỉnh, chỉnh sửa cho đảm bảo cho quá trình sử dụng hiệu quả. 9/ Phòng vệ sinh có mùi hôi khó chịu: - Nguyên nhân: Bồn cầu không được lắp đặt đúng, bồn cầu bị khe hở tại vị trí tiếp xúc với sàn vệ sinh, nguyên nhân thứ hai là hệ thống phễu thu nước sàn nhà vệ sinh không ngăn được mùi, thời gian đầu nhà mới thường bị hiện tượng này, sau khi các hệ thống ống thoát nước được ngập nước hiện tượng này giảm dần và không tái diễn trong những năm sau - Biện pháp khắc phục: Bồn cầu sau khi lắp dựng hoàn chỉnh phải sử dụng keo, vữa hàn kín tại vị trí triếp xúc của bệ cầu với sàn gạch nền nhà vệ sinh, sử dụng phễu thu sàn có khả năng chống hôi tốt và luôn luôn đảm bảo lớp nước chứa ngăn mùi trong các phễu thu nước không bị thoát hơi hết do các vệ sinh ít được sử dụng thường xuyên, sử dụng con thỏ chống hôi cho dưới mỗi phễu thu nước, hệ thống hầm vệ sinh, hố ga thi công tốt đảm bảo không bị nước ngầm dễ dàng xâm nhập hoặc nước trong hố ga dễ dàng bị rò rỉ cạn nước làm cho hệ thống ống thoát nước không được ngập trong nước cũng là một nguyên nhân phổ biển làm cho hiện tường mùi hôi trào ngược vào các ống, sử dụng ống thoát hơi đủ số lượng và tiết diện ống lớn để thoát hơi cho hệ thống hầm phân, hệ thống hố ga, hệ thống ống thoát nước trục thẳng đứng nhằm tăng cường tốc độ thoát nước thải trong toàn bộ hệ thống thoát nước chung toàn nhà ra hệ thống thoát nước chung khu vực. 10/ Nhà bị nóng bí, ngột ngạt mặc dù có chừa giếng trời - Nguyên nhân: Mái lợp che giếng trời không đảm bảo cho việc thoát hơi nóng trong nhà ra ngoài một cách nhanh chóng làm cho toàn bộ căn nhà nóng bức, ngột ngạt. - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Bốn mặt tường quanh giếng trời trên mái trước khi lợp tấm chống nước phải được tính toán thông thoáng cả bốn mặt, hoặc chí ít là hai mặt đối diện, đảm bảo luồn gió thổi ngang từ bên này dễ dàng trượt qua bên kia, quá trình đó diễn ra dễ dàng sẽ dẫn theo được khi nóng trong nhà thoát ra ngoài một cách nhanh chóng, làm cho căn nhà không còn hiện tượng nóng bức, nếu hai mặt đối diện của tường giếng trời trên mái không được thông với nhau chắt chắc sẽ bị nóng nhà, các bạn nên lưu ý điều này. Mái lợp che nước giếng trời trước khi lợp cần tính toán kỹ lưỡng nhất nhằm hạn chế hiện tượng tạt nước mưa song dễ dàng thoát gió, thoát khí nóng mộ cách nhanh chóng cho toàn bộ căn nhà, khi thiết kế và lắp đặt cần để ý tính toán đến yếu tố vật lý kiến trúc và thông gió cho ngôi nhà của mình. 11/ Hiện tượng hầm chứa bồn nước âm bị rò thấm nước, ngập nước gây hỏng toàn bộ quá trình cấp nước lên mái để sử dụng cho toàn bộ nhà: - Nguyên nhân: đây cũng là một hiện tượng hỏng hóc phổ biến trong nhà ở, nguyên nhân là do bị hư phao điều khiển gây tràn nước ngập hầm chứa làm gãy ống nước cấp vào bồn hoặc hầm chứa bồn nước âm bị rò thấm nước mặt từ ngoài vào gây nổi bồn gãy hệ thống ống nối dẫn đến xì nước gây ngập hầm. - Biện pháp phòng ngừa và khắc phục: Kiểm tra định kì phao điều khiển theo chu kỳ 3 tháng 1 lần nếu thấy các dấu hiệu phao bị cũ, bị gỉ tại điểm tiếp xúc cánh tay đòn của phao gây kẹt phao tràn nước nên thay thế định kỳ mỗi năm một lần. Kế đến để hạn chế hiện tượng nước bên ngoài xâm nhập vào hầm chứa bồn nước âm nên sử dụng giải pháp thi công hầm bằng từng bê tông cốt thép, không nên sử dụng biện pháp thi công hầm bằng tường gạch xây dễ rò rỉ thấm nước vào trong lâu ngày gây ngập hầm, nổi bồn chứa nước dẫn đến việc gãy ống cấp nước vào bồn gây tràn nước. Mỗi khi có hiện tượng này xảy ra hầu như toàn bộ hệ thống cấp nước cho sinh hoạt hàng ngày của ngôi nhà bị tê liệt ảnh hưởng rất lớn đến sinh hoạt của các bạn. Nên lưu ý việc này một cách nghiêm túc tránh các bất tiện không đáng có. Chúc các bạn khai thác, sử dụng và phòng tránh một cách hiệu quả nhất các hiện tượng hỏng hóc như nêu trên.

Cùng Danh Mục:

Nội Dung Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *