BĐS Tp.HCM hút các nhà đầu tư châu Á như thế nào?

Trên thực tế, khi đưa ra quyết định xuống tiền tại thị trường địa ốc Sài Gòn, những doanh nghiệp nội làm ăn uy tín, giàu tiềm lực về kinh tế thường

Cùng với sự phục hồi chung của thị trường bất động sản cả nước, thị trường địa ốc Tp.HCM trong thời gian trở lại đây cũng trở nên sôi động hơn rất nhiều khi chào đón ngày một nhiều hơn sự hợp tác của các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài
Đổ vốn dồn dập, hợp tác đầu tư

Thị trường địa ốc Tp.HCM từ cuối năm 2014 trở lại đây đang có những bước chuyển mình ngày càng rõ rệt. Nguồn vốn đầu tư nước ngoài đổ vào thị trường BĐS của TP này ngày một dồn dập hơn và chủ yếu vốn đầu tư đến từ các doanh nghiệp Châu Á.

Thương vụ đầu tư thứ 2 vào thị trường địa ốc Sài Gòn của Creed Group, Quỹ đầu tư tài chính đến từ Nhật Bản đã diễn ra khi hoàn thành việc ký kết hợp tác đầu tư với Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển BĐS An Gia với tổng số vốn đầu tư 200 triệu USD.

Dự án City Gate Tower, quận 8 vào cuối năm 2014 cũng được đón dòng vốn 30 triệu USD do Creed Group đổ vào. Theo thông tin từ đại diện của An Gia Investment, số vốn 200 triệu USD sẽ được chia thành 3 phần. Cụ thể, quỹ này sẽ mua lại 20% cổ phần, cùng với đó sẽ cho An Gia vay với lãi suất ưu đãi để sát nhập các dự án BĐS, thực hiện các thương vụ mua bán, không những vậy còn đầu tư theo tỷ lệ góp vốn 50:50 vào các dự án đang được An Gia phát triển.

Chủ tịch Creed Group, ông Toshihiko Muneyoshi nhận định, thời điểm này đang có sự chuyển mình tích cực của nền kinh tế Việt Nam. Cùng với việc quá trình đàm phán Hiệp định Đối tác Kinh tế Chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TPP) đang được Chính phủ dần hoàn thiện để các nước ngoài được thuận lợi hơn trong việc thâm nhập vào thị trường Việt Nam; thị trường BĐS cũng được tạo sự thông thoáng hơn nhờ hàng loạt chính sách mới được ban hành. Lý giải thêm cho việc chi mạnh tay của Creed Group, ông Toshihiko cho biết thêm, Tp.HCM hiện là một trong những đô thị phát triển và sầm uất nhất tại Việt Nam với mật độ dân số cao tuy nhiên còn nhiều hạn chế về quỹ nhà ở.

Phó tổng giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và kinh doanh nhà Khang Điền (KDH), ông Nguyễn Đình Bảo cho hay, để thúc đẩy việc phát triển hàng loạt dự án thuộc quỹ đất dồi dào đang được sở hữu bởi Khang Điền tại khu vực phía Đông TP, việc mở cửa tạo điều kiện tham gia đầu tư cho các doanh nghiệp nước ngoài và kế hoạch tăng vốn đang được công ty này lên kế hoạch khẩn trương

Ông Bảo cũng cho biết, bên cạnh hai “gã khổng lồ” là Dragon Capital I và VinaCapital, những cái tên như Vietnam Holding, Mutual Fund Elite và SAM là một số quỹ đầu tư hiện đã tham gia hợp tác vào KDH.

Thuộc kế hoạch chuyển hướng vào thị trường địa ốc Tp.HCM, có thể nhắc tới một vài cái tên như hai tập đoàn đến từ Nhật Bản là Nishi Nippon Railroad và Hankyu Realty với Công ty Cổ phần Đầu tư Nam Long trong Dự án Flora Anh Đào ở quận 9.

Hay như “phi vụ” có trị giá 20 triệu USD giữa Global Emerging Market (GEM) đến từ Mỹ và Công ty Cổ phần TV – TM – DV Địa ốc Hoàng Quân dưới dạng hình thức mua cổ phiếu trên sàn trong thời gian 30 tháng.
Dự án tốt, doanh nghiệp tiềm lực dự dễ dàng hút vốn ngoại

Các chuyên gia kinh tế đánh giá, điểm nóng hút vốn ngoại nhất hiện nay trong số các kênh đầu tư chính là BĐS. Về tình hình thu hút vốn đầu tư ngoại trực tiếp, trong 7 tháng đầu năm 2015, theo số liệu mới nhận được do Cục Đầu tư nước ngoài – Bộ Kế hoạch và Đầu tư công bố, lĩnh vực BĐS đang chiếm tỷ trọng hơn 19% tổng số vốn đầu tư cùng 7 dự án tăng vốn, 15 dự án được đăng ký mới có số vốn đầu tư đăng ký tăng thêm và cấp mới lên tới khoảng 1,7 tỷ USD, lĩnh vực này tiếp tục duy trì vị trí thứ 2 của mình.

Trên thực tế, khi đưa ra quyết định xuống tiền tại thị trường địa ốc Sài Gòn, những doanh nghiệp nội làm ăn uy tín, giàu tiềm lực về kinh tế thường nằm trong tầm ngắm của các quỹ đầu tư và công ty nước ngoài để hợp tác làm ăn. Ngoài ra, những vấn đề đang dành được nhiều sự quan tâm của họ đó là các dự án kết nối hạ tầng giao thông tốt, nằm ở vị trí thuận lợi và thuộc phân khúc trung – cao cấp như các quận 9, quận 2 và quận Thủ Đức.

Chuyên gia kinh tế Đinh Thế Hiển đã nhận định, thời điểm bế tắc của thị trường BĐS đã diễn ra 5 năm trở về trước và hiện thời điểm này là vô cùng thích hợp cho việc quay lại tìm kiếm cơ hội của các nhà đầu tư nước ngoài. Nhiều vụ thương vụ hợp tác đã diễn ra đều cho thấy, thị trường BĐS nhận được dòng vốn ngoại hầu như đều đến từ những nhà đầu tư mới.

Xét trên góc độ quản lý, thông qua các chính sách thông thoáng của Luật Kinh doanh BĐS và Luật Nhà ở, thị trường BĐS đang nhận được những hỗ trợ tích cực từ phía Nhà nước.

Thị trường BĐS cũng ghi nhận những tín hiệu lạc quan khi đang nhận được sự quan tâm của người mua với giá cá hợp lý, mức thanh khoản tốt, nguồn cung dồi dào…bên cạnh đó, sự phát triển bền vững cùng tính cạnh tranh cao còn được gia tăng cho thị trường này khi có sự tham gia của rất nhiều nhà đầu tư ngoại vào hàng loạt các dự án như hiện nay.

Cùng Danh Mục:

Liên Quan Khác

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *